Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Paypal Hạn Chế Limit Mới Nhất

Bài viết này hướng dẫn các Bạn chi tiết cách tạo và xác thực tài khoản PayPal để gửi tiền, nhận tiền, hoặc thanh toán quốc tế.

Có rất nhiều bài viết hướng dẫn đăng ký tài khoản PayPal, nhưng có rất nhiều bài đã không còn đúng so với thời điểm hiện tại vậy tại sao mình còn viết bài này?

Ngoài việc có rất nhiều bài viết không còn đúng với thời điểm hiện tại thì việc tạo tài khoản hiện tại rất dễ bị Limit (hạn chế). Tuỳ vào thời điểm và thông tin của Bạn mà tài khoản có thể bị Hạn chế để xác minh hoặc hạn chế vĩnh viễn luôn.

Bắt đầu tạo tài khoản Paypal để tham gia kiếm tiền trên mạng với Chuẩn MMO nhé.

Bạn Cần chuẩn bị khi đăng ký tài khoản PayPal 2022

Chuẩn bị gì khi đăng ký tài khoản PayPal
Chuẩn bị gì khi đăng ký tài khoản PayPal

Để đăng ký và xác minh tài khoản PayPal thành công bạn cần phải có:

  • Bạn phải đủ 18 tuổi trở lên
  • Địa chỉ email đang hoạt động
  • Thẻ thanh toán quốc tế Visa/MasterCard/American Express/Union Pay
  • Căn Cước hoặc hộ chiếu hoặc Bằng lái xe
  • Số điện thoại di động

Bạn cần có một địa chỉ email để đăng ký PayPal và nhận các email xác minh hoặc khôi phục password từ Paypal sau này. Nên sử dụng Gmail để thuận tiện cho việc quản lý và đồng bộ.

Thẻ tín dụng bạn có thể đến ngân hàng gần nhất để yêu cầu phát hành Thẻ Visa, Mastercard cho việc đăng ký Paypal. Bạn cũng có thể lấy một số thẻ ảo để đăng ký Paypal từ một số ứng dụng như ViettelMoney hoặc Cake… Sẽ có một số đầu thẻ bị Paypal từ chối, vì vậy để không mất nhiều thời gian thì bạn nên đến trực tiếp ngân hàng và yêu cầu phát hành.

Khuyên bạn nên sử dụng mạng cá nhân tại gia đình để đăng ký. Vì mạng này sẽ được Trust hơn. Nếu bạn có ý định đăng ký nhiều tài khoản Paypal thì không nên đăng ký nhiều tài khoản trên cùng một máy tính ( trình duyệt )

Bắt đầu đăng ký tài khoản Paypal

Nếu bạn đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ như mình nói ở trên, hãy thực hiện các bước hướng dẫn sau đây để đăng ký tài khoản Paypal nhé.

Chỉ tốn vài phút thôi và đăng ký hoàn toàn miễn phí.

Bước 1: Truy cập trang chủ của Paypal

Bạn vào Paypal để dẫn tới trang chủ của Paypal với giao diện tiếng Việt. Sau đó bấm vào nút “Đăng ký” để bắt đầu.

Trang chủ Paypal với giao diện tiếng Việt
Trang chủ Paypal với giao diện tiếng Việt

Bước 2: Chọn loại tài khoản Paypal

Cửa sổ tiếp theo sẽ có hai lựa chọn là “Tài khoản cá nhân” và “Tài khoản doanh nghiệp“. Bạn bấm chọn tài khoản cá nhân sau đó bấm “Tiếp theo“. Bài viết này mình chỉ hướng dẫn cách tạo tài khoản Paypal cá nhân.

Lựa chọn loại tài khoản Paypal
Lựa chọn loại tài khoản Paypal

Tiếp theo bạn sẽ chọn một dòng để mô tả về công việc của bạn, nếu không rõ thì bạn cứ chọn “Tôi không chắc chắn” sau đó bấm “Tiếp theo“.

Chọn mô tả nghề nghiệp hoặc công việc
Chọn mô tả nghề nghiệp hoặc công việc

Bước 3: Xác minh số điện thoại khi đăng ký tài khoản Paypal

Bạn sẽ nhập số điện thoại di động, rồi bấm “Tiếp“.

Nhập số điện thoại di động
Nhập số điện thoại di động để đăng ký paypal

Sau đó bạn sẽ nhận được tin nhắn qua số điện thoại bạn nhập hồi nãy chứa mã xác thực gồm 6 chữ số từ Paypal. Bạn nhập dãy số đó vào tương ứng với mỗi ô là một số.

Nhập mã xác minh số điện thoại với Paypal
Nhập mã xác minh số điện thoại với Paypal

Bước 4: Thêm thông tin cá nhân của bạn cho tài khoản Paypal

Nếu nhập đúng mã xác thực Paypal sẽ tự động dẫn bạn tới cửa sổ để nhập thông tin cá nhân.

Giao diện bằng tiếng Việt nên sẽ không có gì khó khăn. Bạn nên nhập thông tin chính xác theo cá nhân của bạn để tránh các rắc rối phát sinh sau này khi nhận tiền. Ở hai ô cuối bạn sẽ tạo mật khẩu và nhập lại mật khẩu để xác nhận.

Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Paypal Hạn Chế Limit Mới Nhất
Thiết lập hồ sơ paypal

Xong xuôi bạn sẽ bấm “Tiếp

Ở bước này bạn cần cung cấp thêm các thông tin cá nhân như ngày sinh, quốc tịch, địa chỉ. Bạn nhớ khai báo thông tin trùng khớp với giấy tờ tùy thân mà bạn có thể chọn một trong ba loại sau đây:

  • Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân
  • Hộ chiếu
  • Giấy phép lái xe

Số ID chính là số trên một trong ba loại giấy tờ ở trên.

Mã bưu chính (zip code) tùy thuộc vào địa chỉ ví dụ ở TP Hà Nội là 10000, và bạn có thể xem ở bảng dưới đây.

STTTỉnh/thành phốZip code
1An Giang90000
2Bắc Giang26000
3Bắc Kạn23000
4Bạc Liêu97000
5Bắc Ninh16000
6Bà Rịa–Vũng Tàu78000
7Bến Tre86000
8Bình Định55000
9Bình Dương75000
10Bình Phước67000
11Bình Thuận77000
12Cà Mau98000
13Cần Thơ94000
14Cao Bằng21000
15Đà Nẵng50000
16Đắk Lắk63000
17Đắk Nông65000
18Điện Biên32000
19Đồng Nai76000
20Đồng Tháp81000
21Gia Lai61000
22Hà Giang20000
23Hà Nam18000
24Hà Tĩnh45000
25Hải Dương03000
26Hải Phòng04000
27Hà Nội10000
28Hậu Giang95000
29Hòa Bình36000
30Hồ Chí Minh (TP)70000
31Hưng Yên17000
32Khánh Hòa57000
33Kiên Giang91000
34Kon Tum60000
35Lai Châu30000
36Lâm Đồng66000
37Lạng Sơn25000
38Lào Cai31000
39Long An82000
40Nam Định07000
41Nghệ An43000
42Ninh Bình08000
43Ninh Thuận59000
44Phú Thọ35000
45Phú Yên56000
46Quảng Bình47000
47Quảng Nam51000
48Quảng Ngãi53000
49Quảng Ninh01000
50Quảng Trị48000
51Sóc Trăng96000
52Sơn La34000
53Tây Ninh80000
54Thái Bình06000
55Thái Nguyên24000
56Thanh Hóa40000
57Thừa Thiên–Huế49000
58Tiền Giang84000
59Trà Vinh87000
60Tuyên Quang22000
61Vĩnh Long85000
62Vĩnh Phúc15000
63Yên Bái33000
Zipcode 63 tỉnh thành Việt Nam

Sau đó bạn sẽ chọn mục “Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc,… ” ở dưới cùng và bấm “Đồng ý tạo tài khoản“.

Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Paypal Hạn Chế Limit Mới Nhất
Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Paypal Hạn Chế Limit Mới Nhất 14

Cửa sổ tiếp theo sẽ hiện ra với thông báo là bạn đã tạo tài khoản Paypal thành công.

Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Paypal Hạn Chế Limit Mới Nhất
Thông báo tạo tài khoản Paypal thành công

Trước khi có thể sử dụng Paypal để thanh toán hoặc nhận – chuyển tiền bạn cần thực hiện xác thực tài khoản qua email và liên kết thẻ ngân hàng theo hướng dẫn bên dưới.

Bước 5: Hướng dẫn xác thực tài khoản PayPal

Để kích hoạt tài khoản Paypal bạn cần kiểm tra hộp thư của email mà bạn đã dùng đăng ký tài khoản Paypal.

Paypal sẽ gửi cho bạn một email tương tự như dưới đây

Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Paypal Hạn Chế Limit Mới Nhất
Hướng dẫn xác minh tài khoản paypal

Bạn chỉ cần bấm vào “Click to activate your account” để kích hoạt tài khoản Paypal.

Hướng dẫn liên kết PayPal với thẻ ngân hàng

Liên kết thẻ ngân hàng với Paypal là bước cuối cùng bạn cần thực hiện để có thể sử dụng được Paypal.

Bạn sẽ quay lại cửa sổ lúc vừa đăng nhập vào Paypal, bấm vào nút “Liên kết thẻ” để thêm thẻ ngân hàng vào tài khoản Paypal.

Liên kết tài khoản paypal với thẻ ngân hàng
Liên kết tài khoản paypal với thẻ ngân hàng

Bạn sẽ bấm vào “Liên kết thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng” khi được hỏi chọn liên kết phương thức thanh toán.

Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Paypal Hạn Chế Limit Mới Nhất
Liên kết phương thức thanh toán

Tiếp theo bạn cần nhập các thông tin liên quan đến thẻ ngân hàng:

  • Số thẻ tín dụng hoặc nghi nợ: là 16 chữ số in ở trước mặt thẻ Visa/MasterCard
  • Loại thẻ: chọn tương ứng với thẻ của bạn
  • Ngày hết hạn: có in ở mặt trước thẻ
  • Mã bảo mật: là 3 số cuối cùng ở dãy số in nghiêng phía sau mặt thẻ
Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Paypal Hạn Chế Limit Mới Nhất
Hướng dẫn liên kết thẻ ngân hàng với tài khoản Paypal

Phần địa chỉ thanh toán nếu bạn muốn thay đổi mới chọn còn không cứ để mặc định như lúc tạo tài khoản.

Sau đó bạn bấm vào “Liên kết thẻ” và làm theo hướng dẫn của Paypal để hoàn tất việc liên kết thẻ. Paypal sẽ trừ tiền trong tài khoản của bạn khoảng $1 để xác nhận thẻ của bạn hoạt động, tiền này sẽ được PayPal hoàn lại.

Như vậy là bạn có thể sử dụng tài khoản PayPal để chuyển, nhận tiền hoặc thanh toán mua hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.

Nếu bạn có bị trục trặc ở đâu hãy xem phần hỏi đáp bên dưới để có câu trả lời nhé.

Các câu hỏi thường gặp về PayPal

Tài khoản Paypal bị Limit ngay sau khi thêm thẻ thành công hoặc khi thêm thẻ

Một số trường hợp đăng ký Paypal hiện nay rất hay gặp tình trạng xác minh ngay sau khi đăng ký, khi bạn bị như vậy thì không cần phải quá lo lắng. Nếu thông tin của bạn là chính xác và chắc chắn rằng đã nhập đúng, thì bạn có thể tiến đến xác minh theo thông tin Paypal yêu cầu để gỡ Limit Paypal. Thông thường chỉ cần tải lên ảnh căn cước cho bước xác minh đầu tiên này là xong.

Tài khoản Paypal bị khoá, bị limit 180 ngày ngay sau khi đăng ký hoặc xác minh email

Điều này thật không may với bạn. Trước tiên bạn cần liên hệ với Paypal qua trang lên hệ của Paypal. Đồng thời gửi liên hệ theo biểu mẫu của Paypal và nêu rõ lý do. Bạn sẽ nhận được phản hồi và việc khôi phục tài khoản paypal bị limit sẽ tuỳ thuộc vào thời điểm và thông tin bạn gửi lên, cũng tuỳ thuộc vào vận may của bạn.

Lỗi thường gặp khi liên kết thẻ với PayPal

Khi gặp vấn đề với việc liên kết thẻ ngân hàng, thường là do những nguyên nhân sau đây:

  • Thẻ bạn chưa nạp tiền: PayPal sẽ trừ khoảng $2 khi xác thực thẻ ngân hàng, do đó ngoài số tiền tối thiểu trong thẻ (nếu ngân hàng yêu cầu) bạn phải nạp thêm tiền.
  • Thẻ mới làm: các thẻ mới làm xong có thể chưa được kích hoạt đầy đủ chức năng, bạn nên chờ thêm vài ngày, trường hợp không được thì nên liên hệ ngân hàng nới bạn làm thẻ.
  • Thẻ bị vô hiệu hóa: lỗi này thường do bạn nhập sai thông tin nhiều lần, bạn cần liên hệ hỗ trợ từ PayPal trong trường hợp này.
  • Đầu số thẻ bị từ chối: Trường hợp này khá đặc biệt, thông thường chỉ xảy ra khi bạn sử dụng thẻ ảo để đăng ký Paypal và đầu thẻ đó bị spam nhiều dẫn đến Paypal chặn. Khi bị như vậy bạn cần đổi thẻ khác.

Có bao nhiêu loại tài khoản PayPal?

PayPal hiện tại cho phép bạn tạo hai loại tài khoản sau đây:

Tài khoản PayPal cá nhân: dành cho các cá nhân có nhu cầu mua sắm hoặc có nhu cầu chuyển hoặc nhận tiền với người thân hoặc bạn bè.

Tài khoản Paypal doanh nghiệp: dành cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu chủ yếu là bán hàng hóa và dịch vụ.

Tạo nhiều tài khoản PayPal được không?

PayPal cho phép bạn có hai tài khoản đó là một tài khoản cá nhân và một tài khoản doanh nghiệp. Mỗi tài khoản sẽ có email riêng và liên kết với tài khoản thẻ ngân hàng riêng.

PayPal liên kết với ngân hàng nào?

Hiện này ngân hàng nào cũng có thể liên kết với PayPal, miễn là bạn sử dụng thẻ Debit hoặc Credit với thương hiệu Visa/MasterCard/American Express/Union Pay.

Tạo tài khoản PayPal không cần thẻ được không?

Không được. PayPal cần xác minh rõ danh tính của chủ tài khoản và đảm bảo các giao dịch là minh bạch do đó bạn cần có tài khoản / thẻ ngân hàng hợp pháp.

Có đăng ký PayPal bằng thẻ ATM nội địa được không?

Không được. Bạn phải cần thẻ / tài khoản ngân hàng có khả năng thanh toán quốc tế (Debit hoặc Credit) thuộc các thương hiệu Visa/MasterCard/American Express/Union Pay.

Giới hạn chuyển tiền PayPal là bao nhiêu?

Hạn mức chuyển tiền tự động vào thẻ tín dụng Visa của bạn là 10.000 USD (hoặc tương đương) cho mỗi lần chuyển.

Số tiền chuyển khoản thủ công vào thẻ tín dụng Visa được giới hạn ở mức 500 USD (hoặc tương đương) mỗi ngày.

Hạn mức chuyển tiền hằng ngày vào thẻ tín dụng Visa của bạn (tổng số lần chuyển tiền tự động và thủ công) là 10.000 USD (hoặc tương đương).

Kiểm tra số dư PayPal bằng cách nào?

Chỉ cần bạn đăng nhập vào tài khoản PayPal bạn sẽ xem ngay được số dư hiện tại.

Xem số tài khoản Paypal ở đâu?

Có rất nhiều bạn mới sử dụng PayPal cứ đi tìm số tài khoản PayPal để người khác chuyển tiền cho mình. PayPal không sử dụng số tài khoản như ngân hàng. Nếu người khác muốn chuyển tiền vào tài khoản PayPal của bạn, bạn chỉ cần cung cấp địa chỉ email lúc bạn đăng ký tài khoản.

Visa Debit có đăng ký được PayPal không?

Tất nhiên là được rồi. PayPal chấp nhận cả thẻ Credit và Debit của các loại thẻ thanh toán quốc tế Visa, MasterCard, American Express và Uni Pay.

Rút tiền từ Paypal về Vietcombank mất bao lâu?

Thời gian để rút tiền từ PayPal về Vietcombank hoặ các ngân hàng tại Việt Nam là khoảng từ 3-5 ngày làm việc. PayPal cần thời gian để xác thực yêu cầu rút tiền, sau đó ngân hàng cũng cần thêm vài ngày để nhận tiền.

Tổng kết

Như vậy mình đã hoàn thành hướng dẫn đăng ký tài khoản PayPal trên giao diện mới nhất, cách kích hoạt tài khoản PayPal, cách liên kết và xác mình thẻ ngân hàng với tài khoản PayPal.

Và mình đã cố gắng tổng hợp và trả lời hầu hết các câu hỏi liên quan đến PayPal.

Hy vọng bạn làm theo hướng dẫn này thành công. Nếu có vấn đề gì hãy comment cho mình biết nhé!

Add Comment